Quảng cáo

Ruqsana Begum: Nữ võ sĩ Hồi giáo vô địch Kickboxing dù bị gia đình cấm đoán

Quỳnh Trang Quỳnh Trang
Thứ sáu, 19/03/2021 10:30 AM (GMT+7)
A A+

Sinh ra trong một gia đình truyền thống đầy khắt khe nhưng Ruqsana Begum không để điều đó ngăn cản mình trở thành nhà vô địch

Kickboxing không phải là môn thể thao dành cho những người yếu tim. Mỗi trận đấu như một cuộc triển lãm tràn đầy năng lượng để phô bày sức mạnh của những cú đấm, các chiến thuật cùng đôi chân nhanh nhẹn, sắc bén.

Rất nhiều người đã phải bỏ dở môn thể thao này giữa chừng vì không thể chịu được những vết bầm tím, căng xương sườn, đau nhức cơ bắp hay đau cẳng chân. Tuy nhiên, đối với Ruqsana Begum, yếu tố thể chất của kickboxing không phải là một thử thách. Trên thực tế, đó là đáp án mà cô đang tìm kiếm.

Lần đầu tham gia lớp nhập môn kickboxing sau giờ học, Ruqsana vẫn chỉ là một cô gái tuổi teen đến từ Đông London. Mặc dù bắt đầu bước vào thế giới đối kháng ở độ tuổi tương đối muộn - 18 tuổi – cô vẫn bộc lộ một tài năng tuyệt vời và được tham gia thi đấu ở Thái Lan để rồi trở thành nhà vô địch kickboxing tại giải châu Âu và thế giới.

Tuy đạt được những thành công nhất định nhưng Ruqsana vẫn phải đối mawth với nhiều khó khăn cả trong và ngoài sàn đấu. Trong khi cô thực sự thoải mái mỗi khi lên sàn đấu với tư cách là võ sĩ thì Ruqsana cảm thấy mệt mỏi khi phải tuân theo và tôn trọng mọi mong đợi từ gia đình Hồi giáo sùng đạo.

Ruqsana là một trong những vận động viên có năng lực và là một trong số rất ít người mang trong mình ba yếu tố khác biệt đại biểu cho phụ nữ, người Hồi giáo và một võ sĩ. Cuộc hành trình của cô được ghi lại trong bản tự truyện 'Born Fighter', ấn phẩm này đã lọt vào danh sách để cử của giải thưởng William Hill Book of the Year dành cho văn học thể thao.

Ruqsana lớn lên trong cộng đồng Bangladesh đầy mạnh mẽ nhưng nữ VĐV đầy khát vọng này luôn cảm thấy ngột ngạt trong chính căn nhà của mình. Tuy nhiên, mọi chuyện đã thay đổi khi cô thấy chú mình đang xem một bộ phim về Lý Tiểu Long. Mười một năm sau, Ruqsana bắt đầu tập luyện kickboxing và ngay lập tức bộc lộ năng khiếu về môn thể thao này.

Ruqsana cho biết: “Tôi có tốc độ và lòng can đảm. Bản năng của tôi là một lợi thế. Tôi cố gắng không phân tích quá mức và tuân theo tự  nhiên. Tôi có thể không được như những người khác, nhưng bản năng giúp tôi vượt trội hơn so với bạn tập của mình”.

Trong trận đấu đầu tiên, Ruqsana quá mạnh so với đối thủ và liên tục bị yêu cầu giảm sức mạnh. Con đường dẫn đến thành công có thể trắc trở, nhưng cô buộc phải giấu giếm gia đình về sự nghiệp thể thao của mình.

Ruqsana giải thích: “Cha mẹ tôi đến đất nước này khi còn là thanh thiếu niên, họ giữ vững bản sắc của mình và không hoàn toàn hòa nhập với nền văn hóa nơi đây”.

Cô cho biết mình được tiếp nhận nền giáo dục nghiêm ngặt như vậy từ khi còn nhỏ và không biết làm thế nào để tách khỏi điều đó. Khi mới bắt đầu, Kickboxing thử thách cô cả về tinh thần và thể chất, Ruqsana phải tập trung 110%.

 

Ruqsana phải duy trì một cuộc sống hai mặt trong vòng 8 năm cho đến khi cuộc hôn nhân sắp đặt kết thúc. Bị ép trở thành một người vợ tiêu chuẩn đã khiến sự nghiệp của cô ấy bị rút ngắn. Cô phải đấu tranh gay gắt giữa việc biểu hiện như một người con gái truyền thống ngoan ngoãn với việc trở thành người con gái hiện đại và tiến bộ.

Ruqsana chia sẻ: “Nhìn từ ngoài vào thì mọi thứ trông rất lộng lẫy nhưng trong tôi luôn cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Cuối cùng thì tôi cũng rũ bỏ được nó. Tôi nhớ rất rõ buổi sáng Chủ nhật đó, tôi thức dậy và nhận ra đây là cuộc sống của mình. Sau đó tôi ngất xỉu trong nhà bếp và được đưa đi cấp cứu”.

Đến bệnh viện, cô được kê thuốc an thần và thuốc ngủ. Cuối cùng Ruqsana cũng được ly hôn sau khi bác sĩ thông báo với cha mẹ cô rằng rất có thể họ sẽ đánh mất cô.

Sau một cuộc hành hương đến Mecca, Ruqsana trở lại Anh, mạnh mẽ hơn và hoàn toàn hồi phục. Năm 2011, cô đã tham dự Giải vô địch châu Âu tại Latvia và giành được một huy chương vàng 'ngoài mong đợi'. Mặc dù cô còn đạt được nhiều danh hiệu thế giới trong 5 năm sau đó nhưng Ruqsana nhận định rằng thành công ở châu Âu chính là đỉnh cao trong sự nghiệp của cô.

 

Ruqsana giải thích: “Tôi đến đó để thoát khỏi tấm lưới đang giữ chân mình. Tôi bước vào võ đài mà không hề sợ hãi, không ai biết tôi, cũng không ai nói xấu”. 

Sau khi chinh phục kickboxing, cô ký hợp đồng với cựu vô địch quyền anh hạng nặng thế giới David Haye. Mặc dù Ruqsana Begum đã rời khỏi sự nghiệp kickboxing, cô vẫn giữ được bản năng chiến đấu mạnh mẽ của mình.

Cô cho biết: “Tôi yêu quyền anh, đó là một môn thể thao khác biệt. Tôi bắt đầu từ vạch xuất phát, và nó đang thử thách tôi. Tôi phải gạt bỏ cái tôi của mình, cũng như cái tôi của nhà vô địch thế giới môn kickboxing. Tôi thích việc thử thách bản thân và tìm ra mục đích mới”.

Sự nghiệp quyền anh của cô chỉ mới bắt đầu, nhưng ít ai biết được Ruqsana Begum đã nõ lực chiến đấu nhiều đến thế nào để bước lên võ đài này.

Ruqsana Begum kickboxing quyền anh nhà vô đich nữ võ sĩ Hồi giáo
Xem thêm