7 mẹo đơn giản để giảm lượng đường hàng ngày

Mạc Thu Trang Mạc Thu Trang
Thứ tư, 24/03/2021 09:19 AM (GMT+7)
A A+

Thay đổi thói quen ăn uống không lành mạnh với 7 mẹo đơn giản sau đây để giảm lượng đường nạp vào cơ thể hàng ngày.

Một trong những điều tốt nhất bạn có thể làm cho sức khỏe của mình là cắt giảm lượng đường hàng ngày. Ăn quá nhiều đường, đặc biệt là đường tinh luyện sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, bệnh tim,... Để giảm lượng đường nạp vào cơ thể dễ dàng hơn, hãy áp dụng 7 mẹo đơn giản dưới đây.

1. Uống nhiều nước hơn

Mỗi khi cảm thấy đói, bạn hãy uống thêm nước lọc. Bằng cách cung cấp đủ nước cho cơ thể suốt cả ngày, cơ thể bạn có khả năng nhận biết tốt hơn khi nào mình thực sự cảm thấy đói thay vì thèm thực phẩm có muối và đường.

2. Bỏ nước ngọt có ga, ngay cả những loại không đường

Hầu hết mọi người không nhận ra rằng phần lớn lượng đường chúng ta tiêu thụ không đến từ thực phẩm chúng ta ăn mà đến từ các loại nước ngọt. Một cốc trà đá, ly cà phê buổi sáng và thậm chí cả ly sữa hàng ngày của bạn đều chứa đường. Không chỉ vậy, uống nước ngọt có ga sẽ khiến bạn tiêu thụ nhiều hàm lượng đường vượt khuyến nghị hàng ngày nhanh chóng.

Nếu bạn nghĩ mình có thể thay thế bằng nước ngọt không đường thì bạn đã sai. Nhiều thức uống không đường chứa các chất hóa học có hại thay thế đường. Bởi vậy, nếu muốn cai thức uống có đường, hãy sử dụng các chất làm ngọt tự nhiên từ trái cây để kiểm soát lượng thức uống của mình.

3. Ưu tiên thực phẩm tươi sống

Nếu bạn đọc từng nhãn của mọi món hàng bạn mua ở cửa hàng tạp hóa, bạn sẽ bị sốc bởi lượng đường ẩn bên trong, đặc biệt là các mặt hàng đã qua chế biến. Vì vậy, thay vì tìm đến thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp hoặc đóng gói thì hãy sử dụng thực phẩm tươi sống và nguyên hạt.

>>> Xem ngay 9 loại siêu thực phẩm giúp bạn khỏe mạnh hơn khi sử dụng hàng ngày.

4. Ăn nhẹ lành mạnh thường xuyên hơn

Khi bạn để cơ thể đến mức đói hoàn toàn, bạn sẽ dễ dàng bắt đầu thèm ăn những thực phẩm chứa nhiều đường và calo rỗng. Để hạn chế điều này, hãy đảm bảo rằng bạn ăn đủ năm bữa nhỏ hoặc ba bữa chính với một bữa ăn nhẹ lành mạnh để ngăn cơ thể chuyển sang chế độ “thèm ăn”.

5. Làm nước sốt salad của riêng bạn

Thực phẩm đóng gói thường chứa nhiều đường và nước sốt trộn salad là một trong những thủ phạm lớn nhất. Một cách dễ dàng để cắt giảm lượng đường không cần thiết là tự làm nước sốt salad tại nhà.

Một nguyên tắc đơn giản để làm dầu giấm nhanh chóng và tiện lợi là tỷ lệ ba phần dầu – một phần giấm, trong đó bạn có thể chọn dầu ô liu hoặc dầu bơ để thay thế dầu động vật.

6. Tránh các loại cocktail hỗn hợp

Rượu nổi tiếng là chứa nhiều đường. Vì vậy, khi bạn trộn chúng với soda hoặc nước trái cây, hàm lượng đường có thể nhanh chóng vượt ra ngoài sự kiểm soát của bạn.

Nếu bạn muốn thưởng thức một vài loại đồ uống dành cho người lớn, hãy hạn chế lượng đường tiêu thụ bằng cách chọn rượu vang, rượu mạnh hoặc chọn nước soda,... Tất nhiên, đồ uống có cồn nào cũng có đường nên bạn hãy hạn chế sử dụng chúng ít nhất có thể.

7. Chọn socola đen

Nếu chứng nghiện socola khiến bạn tiêu thụ nhiều đường hơn một chút so với mong muốn, bạn có thể thử chuyển sáng socola đen để thay thế. Loại socola này chứa ít đường, giảm huyết áp, giảm viêm và chống lão hóa. Mẹo nhỏ là bạn nên ăn socola đen 70% hoặc sẫm hơn và đảm bảo rằng nó không có đường.

Hãy nhớ rằng việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen ăn uống của bạn cần có thời gian. Điều quan trọng là bạn không nên thay đổi quá nhiều thói quen cùng một lúc. Nếu không, bạn sẽ nhanh chóng gặp thất bại và cảm thấy chán nản.

Thay vào đó, hãy bắt đầu thực hiện điều chỉnh từng thói quen ăn uống cho đến khi bạn quản dần. Chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ có một lối sống lành mạnh hơn với ít cảm giác thèm ăn đường hơn.

ăn uống lành mạnh thói quen ăn uống
Xem thêm