Làm thế nào để tránh chuột rút chân khi tập yoga?

Mạc Thu Trang Mạc Thu Trang
Thứ ba, 02/03/2021 11:09 AM (GMT+7)
A A+

Nắm rõ những biện pháp phòng ngừa và đối phó với chuột rút chân khi tập yoga để việc tập luyện hiệu quả hơn.

Yoga không giống như những môn thể thao khác yêu cầu tốc độ và sức mạnh, mà lại nhẹ nhàng, thư thái rất có lợi với sức khỏe người tập. Tuy nhiên, tình trạng chuột rút khi tập yoga vẫn có thể xảy ra thường xuyên.

Vậy làm thế nào để tránh bị chuột rút chân khi tập yoga? Hãy tìm hiểu cách phòng ngừa và đối phó với chuột rút chân qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây chuột rút chân khi tập yoga

Chuột rút là hiện tượng co cơ đột ngột và không chủ ý. Bạn có thể bị chuột rút trong các tư thế làm căng cơ ở bàn chân theo cách không quen. Ngay cả khi bạn tập yoga nhiều, lượng thời gian bạn dành cho bàn chân vẫn khá ít, vì vậy chuột rút vẫn có thể ảnh hưởng đến cả những học viên yoga chuyên tâm nhất. Những người có bàn chân phẳng dường như bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Mất nước là một yếu tố phổ biến góp phần gây ra chuột rút cơ bắp. Đặc biệt, nếu bạn đang tập yoga nóng, bạn có thể bị đổ mồ hôi và mất nước trong suốt buổi tập yoga hoặc bạn có thể chưa bổ sung đủ lượng nước trước khi bắt đầu lớp học.

Ngoài ra, chuột rút cơ có thể phát triển do sự mất cân bằng trong các loại muối trong cơ thể. Chúng bao gồm natri, kali, canxi và magie. Nếu bạn uống quá nhiều nước, những loại muối này sẽ bị loãng, vì vậy tốt nhất là bạn nên uống khi cảm thấy khát trong bất kỳ hoạt động nào. Bạn cũng có thể không có đủ muối vì bạn đã bỏ bữa trên máy bay, chế độ ăn uống không cân bằng hoặc đang dùng thuốc làm cạn kiệt chất điện giải của bạn.

Cách phòng ngừa chuột rút

Uống đúng cách

Một giờ trước khi tập yoga, hãy uống một cốc nước lớn. Sau đó và trong giờ học, hãy uống khi khát. Trái ngược với những gì bạn có thể đã nghe, hầu hết mọi người đều chỉ uống nước khi cảm thấy khát trong lúc tập thể dục. Hãy để sẵn một chai nước để bạn không bỏ uống ngay khi cảm thấy khát.

Ăn đúng cách

Ăn trước một giờ hoặc hơn trước khi tập yoga có thể đảm bảo bạn có đủ chất điện giải. Hãy ăn bao gồm các loại thực phẩm giàu kali như chuối và một lượng muối ăn thích hợp.

Duỗi chân

Bạn cũng có thể muốn kết hợp một vài động tác duỗi chân vào phần khởi động yoga để đôi chân của bạn sẵn sàng với mọi bài tập ở lớp yoga. Trong khi nằm ngửa, cuộn cổ chân của bạn theo cả 2 hướng. Bạn có thể thực hiện động tác này với chân thẳng và hướng lên trần nhà để gân kheo duỗi ra một chút hoặc đầu gối hơi cong, sau đó di chuyển bàn chân qua lại giữa vị trí nhọn và trị trí gập.

Đạo cụ hỗ trợ

Bạn có thể sử dụng một chiếc gối nhỏ hoặc một chiếc khăn cuộn dưới mắt cá chân khi tập luyện. Điều này sẽ giúp bàn chân của bạn không bị nhọn và gây ra chuột rút.

Đối phó với chứng chuột rút ở chân

Nếu bạn bị chuột rút, điều tốt nhất nên làm là co các ngón chân lên để kéo dài lòng bàn chân. Nếu bạn bị chuột rút khi đang ở tư thế gác đầu gối trên bàn chân thì bạn có thể nhét chúng xuống dưới bàn chân, xoa bóp chân của bạn cho đến khi cơn đau qua đi.

Đối với bất kỳ cơn đau nhức nào xuất hiện trong lớp học yoga, hãy theo dõi tần suất và mức độ nghiêm trọng của chứng chuột rút. Nếu bạn đã thử những cách nên trên mà không có tác dụng gì hoặc nếu tình trạng chuột rút trở nên tồi tệ hơn thì đã đến lúc bạn nên nói chuyện với bác sĩ.

Đôi khi, chuột rút có thể là một triệu chứng của một loại bệnh cần được điều trị. Hoặc bạn có thể đang dùng thuốc làm tăng nguy cơ bị chuột rút và bác sĩ hoặc dược sĩ có thể hỗ trợ bạn giảm tác dụng phụ này.

>>> Xem ngay 7 điều cần lưu ý cho người mới tập yoga để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là nguyên nhân, cách phòng ngừa và đối phó với chứng chuột rút chân khi tập yoga. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể có thời gian hồi phục sau khi tập luyện và giảm bớt nguy cơ bị chuột rút.

chuột rút yoga
Xem thêm