Quảng cáo

Tác hại ít ai ngờ đến của hạt chia

Thùy Linh Thùy Linh
Thứ tư, 27/07/2022 15:00 PM (GMT+7)
A A+

Bài viết dưới đây sẽ làm rõ 5 tác hại ít ai biết của hạt chia, cùng cách phòng tránh và các biện pháp giảm thiểu rủi ro khi sử dụng.

Hạt chia mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, đây là loại hạt có nguồn gốc từ cây Salvia hispanica, siêu bổ dưỡng. Chúng rất giàu chất xơ, protein, axit béo omega-3, chất chống oxy hóa và vi chất dinh dưỡng. 

Hạt chia có thể hỗ trợ giảm cân và giúp giảm viêm, cholesterol trong máu và chất béo trung tính. Tuy nhiên, việc ăn quá nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ đáng lo ngại.

5 tác hại ít ai ngờ đến của hạt chia

1. Gây rối loạn tiêu hóa

Hạt Chia là một nguồn chất xơ dồi dào, cung cấp đến 11 gam chất xơ trong mỗi khẩu phần 1 ounce (28 gam).

Như đã biết, chất xơ rất cần thiết cho sức khỏe, nó hỗ trợ các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, phòng ngừa táo bón và ung thư ruột già. 

Tuy nhiên, quá nhiều chất xơ có thể gây ra một số vấn đề như: Đau bụng, tiêu chảy và đầy hơi, chướng bụng.

Những người mắc các bệnh, viêm loét đại tràng, viêm ruột từng vùng cũng nên cẩn trọng khi ăn hạt chia. Trong thời gian này, nên cẩn trọng và theo dõi lượng chất xơ dung nạp vào, tránh gây viêm và hẹp đường tiêu hóa, gây đau bụng, tiêu chảy.

Đồng thời nên uống nhiều nước sau khi ăn hạt chia, để chất xơ dễ dàng đi qua hệ thống tiêu hóa hơn.

2. Tăng nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ALA khi đưa vào cơ thể, có thể liên quan đến ung thư tuyến tiền liệt.

Trong khi đó, hạt chia chứa một lượng lớn axit alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 được tìm thấy chủ yếu trong thực phẩm thực vật.

Mặc dù axit béo omega-3 thường được công nhận là có lợi cho sức khỏe, nhưng một số nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên quan giữa lượng ALA và ung thư tuyến tiền liệt.

Một nghiên cứu quan sát lớn bao gồm 288.268 nam giới đã chỉ ra rằng, lượng ALA ăn vào có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tiến triển.

Một nghiên cứu quan sát khác cho thấy, những người có nồng độ axit béo omega-3 trong máu cao, có nguy cơ mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt cao hơn so với những người có nồng độ thấp hơn.

3. Có thể gây dị ứng

Một số người có thể gặp phản ứng dị ứng sau khi ăn hạt chia, mặc dù điều này là không phổ biến.

Các triệu chứng dị ứng thực phẩm có thể bao gồm: Nôn mửa, tiêu chảy và ngứa môi hoặc lưỡi.

Một người đàn ông 54 tuổi, sau khi chọn phương pháp ăn hạt chia để giúp giảm cholesterol. Chỉ vài ngày sau, anh ta bắt đầu bị chóng mặt, khó thở, nổi mề đay và sưng tấy.

Nếu bạn là người ăn hạt chia lần đầu tiên, khi gặp bất kỳ triệu chứng nào của dị ứng thực phẩm, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

4. Phản ứng với một số loại thuốc

Mặc dù hạt chia an toàn cho hầu hết mọi người, nhưng bạn nên tiết chế lượng tiêu thụ của mình nếu đang trong quá trình dùng thuốc điều trị đường huyết hoặc huyết áp.

  • Thuốc tiểu đường

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hạt chia có thể làm giảm đáng kể lượng đường trong máu.

Khi ăn một lượng vừa phải hạt chia, có thể giúp những người mắc bệnh tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều có thể khiến lượng đường trong máu giảm đột biến.

  • Thuốc huyết áp

Ngoài việc giảm lượng đường trong máu, hạt chia còn có tác dụng làm giảm huyết áp.

Trong một nghiên cứu, ăn hạt chia trong 12 tuần, sẽ làm giảm huyết áp, cùng với các dấu hiệu về lượng đường trong máu và chứng viêm.

Điều này là do hạt Chia có nhiều axit béo omega-3, được chứng minh là có tác dụng làm loãng máu và có thể làm giảm huyết áp.

Một nghiên cứu ở 90 người bị huyết áp cao cho thấy rằng việc bổ sung axit béo omega-3 trong tám tuần làm giảm huyết áp tâm thu 22,2 mmHg và huyết áp tâm trương trung bình là 11,95 mm Hg.

Những người bị huyết áp cao có thể thấy khả năng giảm huyết áp của hạt chia là đáng mơ ước. Tuy nhiên, hạt chia có thể làm tăng cường hoạt động của thuốc huyết áp, có thể dẫn đến hạ huyết áp đột biến.

5. Có thể gây nghẹt thở

Hạt chia có thể làm tăng nguy cơ mắc nghẹn, do hạt chia khô nở ra và hấp thụ khoảng 10 – 12 lần trọng lượng của chúng ở dạng lỏng khi chúng tiếp xúc với nước.

Sự việc đã xảy ra với một người đàn ông 39 tuổi, gặp sự cố nguy hiểm khi ăn một thìa hạt khô và sau đó uống một cốc nước.

Các hạt này nở ra trong thực quản của ông ấy và gây ra tắc nghẽn, người đàn ông đã phải đến phòng cấp cứu ngay sau đó.

Luôn đảm bảo rằng bạn ngâm hạt chia ít nhất 5 – 10 phút trước khi ăn. Những người khó nuốt có thể cần phải hết sức thận trọng khi ăn chúng.

Cách sử dụng hạt chia an toàn

Chỉ cần tuân thủ đúng các nguyên tắc dưới đây là bạn đã có thể an tâm thưởng thức loại hạt bổ dưỡng này.

1. Dùng đúng liều lượng

Chỉ nên tiêu thụ một liều lượng vừa phải tùy theo từng nhóm đối tượng.

  • Trẻ em dưới 10 tuổi: 10g mỗi ngày

  • Người lớn: 15g mỗi ngày

  • Phụ nữ mang thai: 20g/ngày với mỗi lần chỉ nên dùng tối đa 10g để tránh táo bón

2. Đối tượng không nên sử dụng hạt chia

Nếu thuộc 1 trong các nhóm người sau thì bạn không nên sử dụng hạt chia.

  • Người bị huyết áp thấp

  • Người đang bị rối loạn tiêu hóa

  • Người bị dị ứng với bạc hà, hạt vừng, mù tạt

  • Đã sử dụng chất làm loãng máu

3. Cẩn thận khi lựa chọn hạt chia

Hạt chia giả, kém chất lượng, khi ăn vào cực nguy hại cho sức khỏe. Vì thế, bạn hãy cẩn thận khi chọn lựa hạt chia.

Hạt chia chất lượng tốt sẽ có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền, thời hạn sử dụng còn dài và được nhà sản xuất bởi thương hiệu uy tín. 

Ngoài ra, hạt chia thật sẽ có độ trơn bóng, trong khi đó hạt chia giả thường thô ráp, đôi khi có lẫn tạp chất. 

Bạn cũng có thể ngửi mùi sản phẩm, hạt chia thật sẽ không có mùi, cho vào nước không có cặn trong khi đó hạt chia giả có mùi hôi và có cặn lắng xuống khi cho vào nước.

Trên đây là toàn bộ các tác hại của hạt chia, chú ý sử dụng đúng liều lượng, và tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trên để giảm thiểu được rủi ro.

Tác hại của hạt chia
Xem thêm