Quảng cáo

Tư thế rắn hổ mang: Tác dụng và cách thực hiện chuẩn

Thùy Linh Thùy Linh
Thứ sáu, 29/07/2022 16:44 PM (GMT+7)
A A+

Rất ít tư thế yoga nào dễ tiếp cận và củng cố được sức khỏe toàn diện như tư thế rắn hổ mang. Được biết đến trong tiếng Phạn là Bhujangasana, đây là một trong số ít tư thế được dạy ở mọi cấp độ tập.

Tư thế rắn hổ mang có tác dụng gì

Thuộc trong chuỗi bài tập chào mặt trời truyền thống, tư thế rắn hổ mang được xem là nền tảng của loại hình Hatha yoga. Dưới đây là 6 tác dụng đã được chứng minh của bài tập đối với sức khỏe con người.

1. Giảm mỡ bụng

Tư thế rắn hổ mang sẽ khiến bạn phải kéo căng cơ bụng, uốn cong người hết mức. Điều này giúp đốt cháy mỡ bụng tối đa, thon gọn và săn chắc vùng bụng tức thì.

>> Mách bạn: Tổng hợp các bài tập yoga giảm mỡ bụng siêu nhanh

2.  Tăng sức mạnh cột sống

Bài tập rắn hổ mang sẽ khiến cột sống được uốn cong hết mức, hỗ trợ điều chỉnh tư thế, tăng cường sức mạnh cột sống.

Một đánh giá năm 2020 về nhiều nghiên cứu xem xét tác động của rắn hổ mang đối với chứng đau lưng dưới cho thấy sự cải thiện đáng kể các triệu chứng.

3. Tăng cường sức khỏe sinh lý

Tập yoga rắn hổ mang rất tốt cho thận, nó thúc đẩy hoạt động đào thải của thận. Mang lại sự dẻo dai, linh hoạt cho nam giới, giúp kéo dài thời gian quan hệ.

Phần hạ bộ sẽ được kích thích trong quá trình tập, hỗ trợ lưu thông máu, ngăn ngừa rối loạn cương dương, giúp cuộc yêu thăng hoa hơn.

Đây là một trong những bài tập tăng cường sinh lý nam giới top đầu.

4. Giảm căng thẳng

Một nghiên cứu năm 2017 cho thấy sự cải thiện đáng kể các triệu chứng ở những người bị trầm cảm nhẹ đến trung bình, sau khi họ tham gia một chương trình Hatha yoga 8 tuần bao gồm thực hành tư thế rắn hổ mang hai lần một tuần.

5. Cải thiện tuần hoàn

Bài tập giúp kéo căng cơ thể, hỗ trợ lưu thông máu, góp phần duy trì cân bằng nội tiết tố.

Lưu thông máu là chìa khóa để cơ thể luôn tràn đầy năng lượng, bởi các tế bào trong cơ thể lúc này sẽ nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng và oxy.

6. Kích thích hệ thống tiêu hóa

Khi thực hiện tư thế rắn hổ mang, toàn thân sẽ ngửa ra sau, giúp các cơ quan vùng bụng được massage nhẹ nhàng, kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tối ưu.

Cách thực hiện tư thế rắn hổ mang chuẩn nhất

Nên tập tư thế rắn hổ mang vào sáng sớm khi vừa mới ngủ dậy hoặc từ 2 giờ đến 6 giờ chiều.

Cách thực hiện:

  • Bắt đầu ở tư thế nằm sấp, duỗi thẳng 2 mũi bàn chân chạm xuống sàn. Hai tay đặt dọc theo cơ thể, lòng bàn tay úp xuống.

  • Từ từ co hai bàn tay lên ngang ngực, hít vào, thở ra, nhấn hai tay xuống thảm và uốn cong phần thân trên.

  • Khi nào cảm thấy cơ thể đã kéo căng hết mức thì dừng lại. 

  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 15 - 30 giây, rồi hạ trở về vị trí ban đầu. Nghỉ trong vòng 3 - 5 giây rồi lặp lại.

Lưu ý: 

  • Ngoài việc chú ý thực hiện đúng tư thế thì bạn cần tập trung cả vào hơi thở, học cách kiểm soát hơi thở. Bạn hít vào thật sâu và thở ra thật chậm, không được nín thở khi cong người ra sau.

  • Những người bị đau lưng, mắc hội chứng ống cổ tay hay đang mang thai và sau khi sinh thì không nên tập động tác này. 

Một số câu hỏi thường gặp

1. Tư thế rắn hổ mang có tăng chiều cao không?

Tư thế rắn hổ mang là một trong những tư thế giúp tăng chiều cao top đầu. Nó giúp tăng cường cơ bắp ở tay, lưng, ngực và kéo căng cột sống, kích thích sụn phát triển.

2. Tư thế rắn hổ mang đốt bao nhiêu calo?

Theo các chuyên gia trong ngành, một giờ tập tư thế rắn hổ mang sẽ giúp ta giảm được khoảng 240 calo.

Trên đây là toàn bộ kiến thức về tư thế rắn hổ mang. Bổ sung bài tập vào lịch trình của bạn ngay hôm nay để nhận được toàn bộ những lợi ích.

Tư thế rắn hổ mang
Xem thêm