Bóng chuyền Việt Nam tại SEA Games: Kỳ 1 - Hành trình 'vượt khó' không tưởng

Ý Nguyễn Ý Nguyễn
Thứ hai, 21/03/2022 18:49 PM (GMT+7)
A A+

Bóng chuyền nữ Việt Nam đang trong giai đoạn thăng hoa trong khu vực châu lục với lứa cầu thủ mới, để có được kết quả này không thể không nhắc đến tấm HCB lịch sử của thế hệ vàng Việt Nam tại SEA Games 21, mở lối cho bóng chuyền nữ Việt Nam sang một trang mới.

Hội nhập trở lại với bóng chuyền khu vực Đông Nam Á kể từ SEA Games 15 - 1989 tại Malaysia, bóng chuyền nữ Việt Nam đã thi đấu đầy nỗ lực và nhiệt huyết. Tuy nhiên, kinh nghiệm tại các giải quốc tế còn hạn chế và tâm lý vẫn còn bị ảnh hưởng trước những sức ép của khán giả. Chung cuộc, ĐTVN đã xếp thứ 6/6 tại mùa giải.

Lấy nỗ lực làm bàn đạp, lấy 'lùi' làm 'bước tiến' lớn

Không có thành công nào mà không bỏ ra thời gian, công sức để đổi lấy kinh nghiệm xương máu. ĐT nữ Việt Nam đã mất 8 năm để vươn mình tại SEA Games 19 (1997) và giành tấm huy chương đầu tiên về cho tổ quốc.

Mặc dù chỉ là tấm huy chương đồng nhưng các cô gái của mảnh đất hình chữ S cũng làm nên lịch sử cho làng bóng chuyền Việt Nam tại sân chơi khu vực. Trong niềm tự hào đó, không biết đã có bao bao nhiêu giọt máu đã đọng lại trên sân đấu, không thể điếm được những giọt mồ hôi đã rơi và bao nhiêu giọt nước mắt đã đẫm ướt trên bờ mi của những chiến binh "quần đùi, áo số".

Giành chiến thắng lịch sử đưa bóng chuyền nữ Việt Nam lên một 'tầm cao' mới

Thừa thắng xông lên, tuyển nữ Việt Nam tiếp tục đóng cửa rèn quân trong gần 4 năm để thỏa ước mơ tại giải đấu cao nhất khu vực (SEA Games 20 không tổ chức). Sau hơn 1.000 ngày chờ đợi, đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam đã có lần đầu tiên bước ra đấu trường Đông Nam với tư cách là một trong bốn đội bóng mạnh nhất mùa giải. 

Không khiến NHM thất vọng, những chiến binh đến từ Việt Nam đã khuấy đảo SEA Games 21 lại Kuala Lumpur (Malaysia) trong suốt 9 ngày thi đấu. Các cô gái của dãy đất hình chữ S thi đấu như không có đối thủ và thẳng tiến đến trận chung kết đầu tiên của mình tại sân chơi Đông Nam Á. 

Tuy nhiên, khi đối đầu trực diện với Thái Lan - cường quốc bóng chuyền Châu Á thì ĐTVN cũng khó lòng vượt mặt. Dù vậy, tấm HCB lịch sử cũng đã giúp bóng chuyền Việt Nam mở sang một trang mới, trở thành người nắm quyền thứ 2 tại các kỳ Đại hội Đông Nam Á tiếp theo.

Kỳ SEA Games đầu tiên tại sân nhà và giấc mơ bay cao trở thành hiện thực

Năm 2003, Việt Nam được chọn là nước chủ nhà cho kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 và giải bóng chuyền vô địch Châu Á 2003. Đối mặt với hai giải đấu hàng đầu khu vực ngay trên sân nhà, đội tuyển Việt Nam chỉ đặt chỉ tiêu khiêm tốn là bảo vệ HCB SEA Games và lọt vào top 7 khu vực Châu Á. 

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ và một tinh thần thép, Nguyễn Thị Ngọc Hoa cùng với Trần Thị Hiền, Kim Huệ, Bùi Huệ, Lê Thị Hiền,.. đã thành công giữ vững chức Á quân khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, họ còn vượt 1 bậc so với chỉ tiêu mà ban đầu đưa ra tại giải vô địch Châu Á.

Giấc mơ tại chinh phục sân chơi quốc tế của tuyển nữ Việt Nam đã trở thành hiện thực vào năm 2004 khi tổ chức thành công giải bóng chuyền VTV Cup với nhiều đội bóng đến từ Châu Á, Châu Âu và Châu Mĩ. Qua đó, các cầu thủ của ĐTVN rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm và sự tự tin khi đối đầu với các đối thủ cao to đến từ những nền bóng chuyền phát triển trên thế giới.

VIDEO: Thanh Thúy ghi 11 điểm trong trận đối đầu với Hisamitsu Springs

Hành trình 16 năm lịch sử giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup

U19 Việt Nam 'dễ thở' tại đấu trường Châu Á

SEA Games Bóng chuyền Việt Nam Ngọc Hoa Kim Huệ
Xem thêm