Nóng: Bóng chuyền Nga có thể được tham dự Olympic Paris 2024

Trung Hiếu Trung Hiếu
Thứ bảy, 10/12/2022 09:50 AM (GMT+7)
A A+

Ngay cả khi vấn đề giữa Nga và Ukraine vẫn chưa kết thúc, bóng chuyền nói riêng và thể thao Nga nói chung vẫn có thể tham dự Thế vận hội.

Mới đây, Hội đồng Olympic châu Á (OCA) đưa ra đề xuất cho phép các vận động viên Nga và Belarus tham gia các cuộc thi vòng loại Olympic Paris 2024, mặc dù hiện tại cả hai đều đang bị cấm thi đấu quốc tế.

Ủy ban Olympic quốc tế hiện sẽ xem xét kế hoạch của OCA trong những tuần tới, mặc dù nhiều người cho rằng kế hoạch này sẽ được phê duyệt. Quyết định này có thể gây tranh cãi, tuy nhiên IOC cũng đã nói rõ rằng các lệnh trừng phạt thể thao đối với Nga và Belarus với tư cách là các quốc gia sẽ vẫn được giữ nguyên.

Điều đó có nghĩa là cả hai sẽ không được tổ chức các sự kiện quốc tế, đồng thời các vận động viên Nga và Belarus phải thi đấu với tư cách trung lập và không được hát quốc ca trong các cuộc thi quốc tế. Các vận động viên Nga thể hiện sự ủng hộ công khai đối với cuộc chiến ở Ukraine cũng sẽ bị từ chối cơ hội thi đấu.

Vậy là hai đội tuyển bóng chuyền nam và nữ Nga có cơ hội được thi đấu tại Olympic Paris 2024, mặc kệ vấn đề chiến sự giữa Nga và Ukraine hiện tại vẫn đang diễn ra vô cùng phức tạp.

Được biết, bóng chuyền xứ sở Bạch Dương đã bị cấm thi đấu từ tháng 3 cho tới nay từ cả cấp độ CLB và đội tuyển quốc gia. Điều này vô hình chung ảnh hưởng đến vị trí của Nga trên BXH của FIVB, đồng thời chất lượng các giải đấu quốc tế cũng bị ảnh hưởng bởi Nga luôn là ứng cử viên cho ngôi vô địch.

Trong một tuyên bố, IOC thừa nhận đã có một "cuộc tranh luận căng thẳng" tại hội nghị thượng đỉnh Olympic lần thứ 11 ở Lausanne về việc liệu có đồng ý cho phép sự tham gia của các vận động viên từ Nga và Belarus trong các cuộc thi quốc tế.

Tuy nhiên, họ nhấn mạnh rằng họ muốn thể thao tiếp tục là nơi các vận động viên từ nhiều quốc gia và hệ thống chính trị khác nhau có thể đến với nhau.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, đã phản ánh quan điểm đó: “Thể thao không nên bị chính trị hóa. Những sự kiện lớn này nhằm cho phép các vận động viên từ tất cả các quốc gia, đôi khi bao gồm cả các quốc gia đang có chiến tranh, đưa thể thao vào cuộc sống. 

Ngoài ra, để tìm ra, thông qua thể thao, những cách thảo luận mà mọi người không còn có thể nói chuyện với nhau nữa - tôi nghĩ điều đó nên được duy trì”.

Động thái này đã được Ủy ban vận động viên IOC ca ngợi. Họ hoan nghênh “ý kiến ​​này như một cách để thực hiện sứ mệnh của Olympic nhằm đoàn kết các vận động viên từ khắp nơi trên thế giới trong cuộc cạnh tranh hòa bình, đồng thời lưu ý rằng có những quan điểm khác nhau trong cộng đồng vận động viên”.

Xem thêm