Quảng cáo

Toyota và Honda ồ ạt chiêu mộ nhân tài để đấu Tesla

Trang Trang
Thứ tư, 31/05/2023 11:26 AM (GMT+7)
A A+

Từ giờ cho đến năm 2030, Honda và Toyota dự định sẽ tuyển dụng và đào tạo thêm một số lượng lớn lập trình viên để tăng khả năng cạnh tranh.

Toyota và Honda, hai hãng ô tô lớn nhất của Nhật Bản, đang xem xét mô hình kinh doanh của Tesla nhằm tìm cách tăng tỷ suất lợi nhuận của họ và duy trì tính cạnh tranh trong một ngành công nghiệp luôn thay đổi. 

Hai ông lớn này đã chọn phát triển phần mềm là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Hiện họ đang tìm cách thu hút nhiều nhân tài nhất có thể trong lĩnh vực này.

Theo tờ Nikkei, Honda có kế hoạch tăng gấp đôi số lượng lập trình viên của hãng trong vòng 7 năm tới. Nghĩa là đến năm 2030, số lượng kỹ sư phần mềm làm việc cho Honda sẽ lên đến khoảng 10.000 người.

Hãng xe này cũng muốn tăng cường quan hệ đối tác với tập đoàn KPIT Technologies của Ấn Độ, đồng thời sẽ thành lập nhóm kỹ sư phần mềm riêng.

Honda cũng đang hợp tác với Sony để nghiên cứu sản xuất một chiếc xe điện mới được vận hành bằng phần mềm.

Trong khi đó, Toyota đang triển khai các chương trình đào tạo bồi dưỡng với hy vọng sẽ có 18.000 kỹ sư phần mềm làm việc cho họ vào năm 2025.

Các công nhân hiện chiếm một nửa số nhân viên có kinh nghiệm của hãng nhờ vào đơn vị lái xe tự hành.

Các quyết định này cho thấy việc phát triển phần mềm cần tốn rất nhiều nhân lực. Chiến lược tốt nhất của các hãng xe để duy trì tính cạnh tranh trong lĩnh vực công nghệ mới là tìm cách tăng thứ hạng.

Bất chấp cái giá phải trả, nhiều hãng xe vẫn coi phát triển phần mềm là yếu tố quyết định thành công của Tesla.

Hãng xe này không cập nhật phần cứng của xe mà thường xuyên bổ sung các tính năng mới thông qua các bản cập nhật điện tử.

Tuy nhiên, phần mềm quả thực là một thách thức lớn đối với các hãng xe truyền thống. Cả Volvo và Volkswagen đều phải hoãn ra mắt xe mới vì lỗi phần mềm. 

Các cổ đông của Volkswagen đều lo ngại về khả năng cung cấp phần mềm của hãng.

Hiện tại, họ đã quyết định ra mắt các phương tiện mới sử dụng một chương trình phần mềm cũ hơn để đảm bảo quá trình sản xuất có thể tiếp tục.

Xem thêm