Tư thế bánh xe trong yoga là gì? Lợi ích và cách thực hiện

Nguyễn Khắc Việt Nguyễn Khắc Việt
Thứ sáu, 17/05/2024 15:50 PM (GMT+7)
A A+

Tư thế bánh xe trong yoga được biết đến là một động tác gập lưng sau mạnh mẽ đòi hỏi ở người tập luyện nhiều sức mạnh và sự linh động. Hãy tìm hiểu tư thế này nhé.

Lợi ích của tư thế bánh xe yoga

Tập luyện thường xuyên với tư thế bánh xe rất hữu ích trong việc duy trì sức khỏe và cải thiện sự dẻo dai ở cột sống. Với khả năng uốn cong, tư thế bánh xe mang lại rất nhiều lợi ích cả cho sức khỏe thể chất và tinh thần:

  • Tư thế bánh xe giúp mở rộng cột sống, vai, tăng sự hô hấp
  • Tăng sức mạnh cho cột sống, cơ đùi, mông, lưng, vai, cổ tay và cánh tay.
  • Giúp hông, cổ tay bạn trở lên dẻo dai hơn, tăng cường sức mạnh cơ bắp trung tâm
  • Giúp chữa đau lưng, tốt cho người bệnh đau nhức xương khớp
  • Giúp giảm stress tốt

Cách thực hiện động tác bánh xe trong yoga

  • Bắt đầu với tư thế nằm ngửa, sau đó gập đầu gối và để mu bàn chân chạm sàn sát với mông.
  • Đưa tay về phía bàn chân cho đến khi đầu ngón tay trỏ có thể chạm được qua mắt cá chân
  • Hai bàn chân song song và rộng ngang bằng hông.
  • Gập khuỷu tay và đặt hai lòng bàn tay lên trên, để dưới vai và các đầu ngón tay hướng về phía chân
  • Ấn lòng bàn tay và bàn chân xuống sàn, từ từ nhấc vai và hông lên khỏi mặt đất
  • Chú ý không dồn trọng lực lên cổ. Sử dụng tay và bàn chân để tạo đòn bẩy. Chú ý để khuỷu tay thẳng và không hướng sang hai bên.
  • Duỗi thẳng cánh tay khi nhấc người lên khỏi mặt đất.
  • Chú ý để hai bàn chân song song và đầu gối thẳng với mặt đất.
  • Ngả lưng về phía sau và từ từ duỗi thẳng bàn chân.
  • Để ngã hoàn toàn ra sau, từ từ hóp má vào bụng và bắt đầu hạ xuống
  • Giữ tư thế thêm một vài hơi thở rồi trở lại tư thế ban đầu

Lưu ý những lỗi sai thường gặp

Có thể nói, đây là một tư thế có độ khó khá cao, nếu không cẩn trọng bạn rất dễ gặp phải những lỗi sai về tư thế, thậm chí để lại để lại chấn thương.

Đừng kích hoạt cơ mông quá mạnh vì điều này có thể làm lệch xương chậu, làm tổn thương cột sống và kéo giãn vùng lưng dưới của bạn.

Không để chân quay ra bên ngoài (hai bàn chân tách rộng sang 2 bên) vì nó chèn ép các dây thần kinh vùng khớp hông, gây đau nhức.

Lưu ý rằng các tư thế gập lưng sâu, hoặc tư thế duỗi cột sống quá lâu, thường chống chỉ định với phụ nữ mang thai sau quý thứ hai của thai kì bởi nó có thể góp phần gây ra hiện tượng co giãn cột sống.

Ngoài ra, cũng đừng quên khởi động thật kỹ trước khi luyện tập bạn nhé!Đặc biệt, trong tư thế này bạn cần lưu ý đến cổ tay để không xảy ra chấn thương khi nén khớp quá chặt.

Xem thêm