(Goaldiemso.com) - Khi thể thao nước nhà đã vươn ra tầm khu vực thì chúng ta rất cần những Ánh Viên, Hoàng Nam, Công Vinh - những VĐV có thể tự tin trả lời bằng tiếng Anh trước báo chí toàn thế giới.
Chuyện trả lời báo chí nước ngoài lưu loát bằng tiếng Anh của VĐV Việt Nam không nhiều. Gần đây nhất chúng ta phải thán phục không những tài chơi bóng của Hoàng Nam mà còn là sự tự tin, thành thạo khi dùng vốn tiếng Anh của mình trả lời phỏng vấn.
Tại Sea Games 28 vừa qua, "tiểu tiên cá" Ánh Viên không chỉ để lại ấn tượng sâu đậm trong mắt nước chủ nhà Singapore về năng lực vượt trội, mà còn tạo được dấu ấn chuyên nghiệp khi trả lời phỏng vấn đầy tự tin bằng tiếng Anh.
Video SEA Games 28: Ánh Viên trả lời phóng viên nước ngoài lưu loát bằng tiếng Anh
Đã có bao nhiêu VĐV như Hoàng Nam, Ánh Viên? Tại sao số VĐV như họ chỉ đếm trên đầu ngón tay họ khi Việt Nam đã hội nhập từ rất lâu rồi ?
Còn nhớ, Tại cuộc thi Vietnam’s Next Top Model năm ngoái, trong phần thi thử thách trên đất Thái Lan, một thí sinh Việt Nam do không thể giao tiếp với những nhà thiết kế Thái Lan bằng tiếng Anh, đã bị từ chối thẳng thừng, không có cả cơ hội được trình diễn khả năng catwalk.
Tại Anh, giới thể thao vẫn lưu truyền câu nói nổi tiếng của hậu vệ Wes Brown khi nói về anh chàng Anderson, dù nhiều năm thi đấu tại Man United, vẫn không thể nói được một câu tiếng Anh hoàn chỉnh: "Anh ta là người kém thông minh nhất mà tôi từng cộng tác”.
Trái ngược hoàn toàn với Anderson, HLV Jose Mourinho từng gây sốc khi chỉ mất đúng 3 tuần trên đất Italia, đã có thể nói trôi chảy tiếng Ý trong buổi lễ ra mắt Inter Milan.
Mourinho khiến cả thể giới phải thán phục
Nhìn về thể thao nước nhà, người ta có thể thấy rõ việc giao tiếp bằng ngôn ngữ phổ thông của thế giới không đơn thuần là một điều “có cũng được, không cũng chẳng sao” nữa. Đó nên là một kĩ năng “bắt buộc phải có”. “Bắt buộc” như những bài tập luyện hàng ngày với VĐV bởi lẽ trong thời đại thế giới phằng như hiện nay, nếu không giỏi tiếng Anh, chúng ta khó có thể vươn ra tầm thế giới.
Đừng nghĩ rằng tại một đất nước tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ thì VĐV nước ngoài nói tiếng Anh là chuyện rất bình thường và chẳng ai để ý. Rafael Nadal- ông vua đất nện không thể nói tiếng Anh một cách trôi chảy bị đem là ra làm trò mỉa mai là bằng chứng rõ ràng nhất việc không nói được tiếng Anh, thứ ngôn ngữ quốc tế sẽ không được “thông cảm”
Lê Công Vinh tự tin trả lời báo chí nước ngoài
Ngoài Ánh Viên, Hoàng Nam, chúng ta không dưới một lần nghe thấy Công Vinh tự tìm tòi tài liệu để tăng vốn học tiếng Anh. Chúng ta không dưới một lần trầm trồ thán phục khi các cầu thủ trẻ Hoàng Anh Gia Lai cư xử trên sân cỏ đầy mẫu mực nhờ việc được học văn hóa song hành với bóng đá.
Đó là những người tiên phong trong sự phát triển và hòa nhập của thể thao Việt Nam vào dòng chảy của thế giới.